Độ tuổi nào thì chúng ta sử dụng kính mắt cận cho trẻ em?

Độ tuổi nào thì chúng ta sử dụng kính mắt cận cho trẻ em?

Hiện nay, dưới tác động của nhiều yếu tố: di truyền, thời tiết, thức ăn, thói quen sử dụng công nghệ thường xuyên, nhiều giờ… khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh lý về mắt tăng lên, trong đó, tỷ lệ trẻ em mắc các chứng bệnh về mắt chiếm phần lớn. Phổ biến nhất ở trẻ là tình trạng cận thị khá cao.

Giải pháp hiệu quả, phổ biến dành cho những đứa trẻ bị cận thị hiện nay vẫn là sử dụng kính mắt cận cho trẻ em. Vậy độ tuổi nào chúng ta sử dụng kính mắt cận cho trẻ em và sử dụng như thế nào là đúng cách?

Trong bài viết này, Mắt kính Việt Long sẽ cùng bạn tìm ra những nguyên nhân chính khiến trẻ mắc chứng cận thị ngày càng nhiều và cách khắc phục.

Trẻ thường mắc chứng cận thị ở độ tuổi nào?

Cận thị là một dạng tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm phần lớn số người trong nhóm tật thị giác. Do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì ngay võng mạc. Điều này khiến cho người bệnh sẽ khó nhìn thấy những vật ở khoảng cách xa.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (số liệu năm 2017 – Báo Đời sống & pháp lý), có khoảng trên 800 triệu người mắc chứng cận thị. Trong đó, lứa tuổi học sinh từ 7 – 16 tuổi rất dễ bị cận. Độ cận ngày càng tăng nhanh do mức độ làm việc nhìn gần tăng cao.

Nước ta hiện có khoảng gần 3 triệu trẻ em ở độ tuổi mắc tật khúc xạ, trong đó cận thị chiếm 2/3, tập trung chủ yếu ở đô thị.

Biện pháp khắc phục chứng cận thị ở trẻ.

Trước tiên, gia đình sau khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu: xem tivi phải lại gần, đọc bài nhảy hàng chữ hoặc phải sử dụng ngón tay để dò, viết sai, viết thiếu chữ, mắt cúi sát sách, hay nheo mắt, mỏi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng….. thì nên đưa trẻ đi khám mắt kịp thời tại các bệnh viện mắt hoặc phòng khám chuyên khoa. Hiện nay tại các cửa hàng mắt kính cũng có đầy đủ các thiết bị đo khúc xạ chính xác.

Việc đưa trẻ đi khám mắt kịp thời để phát hiện mức độ bệnh lý của trẻ. Tùy tình trạng cận thị mà các bác sĩ và chuyên gia khúc xạ sẽ có biện pháp điều trị.

Đối với trường hợp cần đeo kính, Mắt kính Việt Long có những tư vấn dành cho các bậc phụ huynh lựa chọn kính mắt cận cho trẻ:

Chọn gọng kính cho trẻ:

Mặc dù thoạt nhìn có thể nói việc chọn gọng kính cho trẻ đơn giản nhưng không hề là việc dễ dàng. Với gọng kính cận cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý các yếu tố: kích thước gọng phù hợp với cỡ mặt của trẻ, chất liệu gọng nhẹ và thường ưu tiên gọng nhựa giúp trẻ dễ đeo, dễ hoạt động. Đối với trẻ, chúng ta nên chọn những gọng kính có màu sắc và thiết kế trẻ trung, tươi mới giúp cho trẻ thích thú và yêu đời hơn với người bạn này.

Tròng kính cận cho trẻ:

Tròng kính là bộ phận khá quan trọng của một chiếc kính mắt cận cho trẻ. Tròng kính thể hiện độ cận rõ nhất của người sử dụng. Hiện nay, các nhà sản xuất đang đưa ra thị trường các loại tròng có chất liệu làm từ thủy tinh, plastic, polycarbonate…Tuy nhiên, theo ưu điểm sử dụng từng loại chất liệu mà các chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh nên sử dụng loại tròng kính plastic và , polycarbonate sẽ phù hợp hơn với trẻ nhỏ.

Có thể nói, để giúp trẻ bảo vệ được mắt kịp thời, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần và trực tiếp lựa chọn gọng kính cận cho trẻ dựa theo sở thích và độ tuổi của con.

← Bài trước Bài sau →