Kính mát Rayban chưa bao giờ là lỗi mốt của tuổi trẻ.

Kính mát Rayban chưa bao giờ là lỗi mốt của tuổi trẻ.

Dù có hàng trăm nghìn lựa chọn khác đến từ những thương hiệu đẳng cấp hơn, thế nhưng chỉ có Kính Mát Rayban mới là chiếc kính mà bất cứ thanh niên nào cũng sở hữu. Đó đơn giản là những chiếc kính của tuổi trẻ và bạn có thể đeo vào bất cứ khi nào, bất cứ đâu mà chẳng sợ lỗi mốt.

SINH RA TỪ THỜI CHIẾN VÀ Ở LẠI THỜI BÌNH

Câu chuyện về một gã khổng lồ, ắt phải có một khởi đầu xứng đáng với tầm thế. Ray-Ban không là ngoại lệ. Duy có điều, phương thức thai nghén nên thương hiệu kính mắt thời trang nhất thế giới vốn lại không được… thời trang cho lắm.

Kính mát Ray-Ban vốn sinh ra để phục vụ cho mục đích quân sự, đó là một sự thực hiển hiện nhưng không mấy ai nắm rõ.

“Cha đẻ” của Ray-Ban là Bausch + Lomb, một công ty Mỹ được tạo dựng nên từ hai cái tên: bác sĩ nhãn khoa John Jacob Bausch và nhà tài chính Henry Lomb. Bausch + Lomb có trụ sở tại New York, nhà cung cấp nổi tiếng trong lĩnh vực chăm sóc mắt, các loại ống kính thuộc mọi lĩnh vực, kính áp tròng, dược liệu và các loại vật liệu cấy ghép cho các bệnh về mắt.

ray-ban-chinh-hang


Danh tiếng lâu năm của Bausch + Lomb đã lọt đến tai của Trung úy John Arthur Macready, thuộc lực lượng không quân Mỹ. Vị Trung úy đã giao cho Bausch + Lomb một bài toán khó: sản xuất dòng kính bảo hộ cho các phi công nhằm đối phó với ánh sáng chói khi bay trên những đám mây. Kết quả thu được là sự ra đời của một cặp kính có hình giọt nước, tròng được pha trộn giữa hai màu xanh lục và vàng nhạt, ôm sát mặt người đeo, mà cho đến hiện tại cả tỷ người trên thế giới vẫn quen gọi đây là kính Aviator (kính phi công).

Với thiết kế khởi thủy như vậy, cặp kính này hoàn toàn phục vụ cho nhu cầu quân sự, đặc biệt là giới không quân. Thời điểm ấy, nó được ví như một phát minh mang tính lịch sử, có khả năng hỗ trợ không quân Hoa kỳ kiểm soát tình thế trong suốt thế chiến thứ II.

Năm 1937, Bausch + Lomb chính thức đặt tên cho phát minh này là Ray-Ban, với ý nghĩa “chặn mọi tia sáng gây hại”.

lich-su-ray-ban

Năm 1942, mẫu kính Ray-Ban đầu tiên mới trở thành biểu tượng của giới phi công khi hình ảnh Tướng Douglas MacArthur - người chỉ huy trưởng của lực lượng liên minh Thái Bình Dương trong suốt thế chiến thứ hai đeo chiếc kính này hạ cánh xuống bãi biển ở Philippines xuất hiện rầm rộ trên các mặt báo.

Ngày nay, chúng ta gọi mẫu kính này là kính “phi công”, kính “xanh lục” hay kính “chuồn chuồn” như cách để ghi nhớ một huyền thoại.

Với sự ưng thuận từ giới chức quân đội, từ năm 1937, Bausch + Lomb bắt đầu bung tỏa mẫu kính Ray-Ban ra thị trường như một sản phẩm thương mại, nhằm phục vụ cho nhu cầu chống nắng của phần đa giới mộ điệu.

Sau vài tháng dùng thử, các khách hàng hoàn toàn bị thuyết phục bởi chất lượng tuyệt hảo của kính Ray-Ban. Họ không còn tiếc tiền cho một cặp kính râm. Cho đến ngày nay, dù được sản xuất công nghiệp nhưng mức giá dao động từ 200 – 300 USD (khoảng hơn 4 – 7 triệu đồng) cho một mẫu kính Aviator.

kinh-rayban-aviator

Hình ảnh biểu tượng của giới phi công: Tướng Douglas MacArthur đang đeo chiếc kính aviator khi hạ cánh xuống bãi biển ở Philippines.


Đang đà thắng thế, năm 1958, lịch sử thương hiệu kính Ray-Ban ghi nhận những mẫu kính đầu tiên dành cho nữ, trở thành cột mốc bước chân vào ngành công nghiệp kính mắt thời trang hiện đại. Đến năm 1969, Ray-Ban ổn định các phân khúc khách hàng của mình, đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, từ nam-nữ đến lão-ấu. Đây là một bước nhảy lớn từ những mẫu mã chuẩn mực bắt buộc đã được sử dụng trước đây sang một định hướng phát triển mới.

Hàng loạt mẫu kính mới được Ray-Ban phát triển như Vagabond, Cat, Laramie... Thế nhưng đỉnh cao nhất vẫn là bộ tam: Aviator,Wayfarer và Clubmaster. Sau hàng thập kỷ, 3 mẫu kính này đều thẳng tiến vào vị trí những mẫu mã kinh điển, hay những đại diện tương xứng với tầng lớp yêu thích giá trị đích thực và vĩnh cửu của thời trang.

TUNG HOÀNH THỐNG TRỊ TẠI HOLLYWOOD

Thành công hiện tại của Ray-Ban là chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua việc liên kết chặt chẽ với thương hiệu Hollywood. Từ thập niên 50 và 60, thương hiệu này nghiệm ra hiệu ứng vô cùng của những khuôn mặt siêu sao với khuôn kính Ray-Ban choán quá nửa. Đến ngày nay, có thể nhận định rằng chính Ray-Ban là thương hiệu tiên liệu cho thời đại quyền lực của những minh tinh trên màn ảnh rộng.

ray-ban-voi-nhung-bo-phim-dinh-dam

Hàng loạt bom tấn có sự hiện hữu của Ray-Ban như “The Blues Brothers”, “Top Gun”, “Men in Black”… Trong đó, khoảnh khắc đáng nhớ nhất là khi Huyền thoại Audrey Hepburn đứng tần ngần trước cửa hàng trang sức trong bộ phim Bữa sáng ở Tiffany’s (Breakfast at Tiffany’s), khuôn kính Wayfarer đã trở thành đặc điểm nhận dạng không lẫn vào đâu được của mẫu kính này, thoải mái về tỉ lệ trên nền dáng thuôn. Mẫu thiết kế gọng kính hình thang Wayfarer được ví như một “tiêu chuẩn cổ điển“ sánh ngang với ghế Eames và mẫu xe hơi Tailfins của hãng Cadillac. Số liệu thống kê cho thấy từ năm 1982 đến 1987, mỗi năm mắt kính Ray-Ban Wayfarer đã xuất hiện trong khoảng 60 bộ phim khác nhau.

Ở mảng miếng âm nhạc, hình bóng của thương hiệu kính này luôn song hành cùng đại diện nổi tiếng cũng như tai tiếng nhất: Michael Jackson. Sự kết hợp này được ví như một “nốt nhạc cao” trong trang tiểu sử của thương hiệu Ray-Ban. Chẳng hạn như tại buổi trao giải Grammy 1984, Chiếc Black Ray-Ban Aviator đã cùng Ông hoàng nhạc Pop tạo dựng nên hình tượng bất hủ của làng thời trang và nghệ thuật thế giới. Có rất nhiều nhạc sĩ, ca sĩ còn nhắc đến tên của dòng mắt kính nổi tiếng này trong các thu âm của mình như Katy Perry cùng International Smile hay Lil Wayne với Veteran's Day.

ray-ban-kich-thich-tieu-dung

“Black Ray-Bans, you know she's with the band. Passport stamps, she's cosmopolitan”. Đó là một đoạn trong ca khúc International Smile, như cách Katy Perry mô tả một cô nàng thành thị sành điệu với một trong những phụ kiện đặc trưng chính là một chiếc kính Ray-Ban đen. 

KHÔNG BAO GIỜ CHE DẤU - "NEVER HIDE"

Nếu như tiến công vào Hollywood chỉ như phần nổi của tảng băng thì hãy có cái nhìn kỹ lưỡng hơn đến những ẩn dụ lẩn khuất sau thông điệp mang tính thời đại của Ray-Ban: “Never Hide” (Tạm dịch: Không bao giờ che giấu).

Từ thập niên 30 cho đến những năm 2000, cứ mỗi bức ảnh, thông điệp thế kỷ của Ray-Ban lại được khắc họa bởi một dòng kính xuyên thời gian của thương hiệu này.

Aviator- Rb302

Khởi đầu là sắc màu đen-trắng của thập niên 30 với trọng tâm là chàng phi công đứng giữa, giơ tay cao với tư thế khẳng khái mạnh mẽ. Chàng ta đang đeo cặp kính Aviator kinh điển nhất với mã RB302.

Clubmaster - rb5154


Bằng ngôn ngữ của mình, kính mắt Ray-Ban đã đề cao nhân quyền cho giới LGBT với hình ảnh nhà văn/diễn viên Taylor Mead đeo cặp kính Clubmaster – RB5154, nắm tay người bạn đời của mình thong dong bước đi trên phố, bình thản trước bao ánh mắt đổ dồn vào mình.

ray-ban-cat-RX5226

Đến với thập niên 50 là một đôi trẻ mang trên mình cặp kính Cat - RX5226, chẳng ngần ngại phô diễn những bước nhảy ngập tràn hưng phấn giữa vô vàn “ông già bà cả” đang chau mày.

Vagabond-wayfarer-Laramie

Và nhắc đến nữ quyền, chúng ta lại có hình ảnh 3 cô nàng mặc váy ngắn cũn đầy táo bạo, khuôn mặt choán bởi 3 cặp kính Vagabond – Wayfarer – Laramie, dõng dạc tiến thẳng vào giữa một buổi tiệc của giới thượng lưu. Đây là hình ảnh quảng cáo của thập niên 60.

John-lennon-Rb3447

Một đôi nam nữ hôn nhau đắm say giữa đám đông điên cuồng hỗn loạn, chàng trai đeo cặp kính John Lennon - RB3447. Xúc cảm mãnh liệt của họ chính là biểu tượng của niềm tin bất diệt vào tình yêu và hòa bình trên toàn thế giới mà những thanh niên trẻ này đang đấu tranh. Khung hình được lấy ý tưởng từ phong trào chống chiến tranh bạo lực tại Mỹ những năm cuối thập niên 60.

cats-1000-rayban-ca-tinh

Hãy làm điều mình thích, trải nghiệm điều mình muốn, đừng che giấu cá tính là thông điệp của thập niên 80, với hình ảnh một cô gái đeo kính Cats 1000, trên người chỉ sót đúng bộ nội y, đang mải miết chạy dưới cơn mưa rào. Mấy ai dám sống hết mình như cô gái này?

ray-ban-rx5228

Và cuối cùng là từ thập niên 90 đến những năm 2000, nổi rõ sự tương phản giữa một chàng da trắng gầy guộc với cặp kính Ray-Ban RX5228 nhìn rõ “Geek” giữa đám đông da màu. Chàng ta đang cố hòa nhập vào nền văn hóa Hip Hop của người Mỹ gốc Phi, tương đương nỗ lực xóa đi lằn ranh phân biệt chủng tộc vốn luôn tồn tại ở đất nước tự do này.

Ngày nay, thông điệp “Never Hide” đã được Ray-Ban thay thế bằng Hashtag # It Takes Courage như một nỗ lực thay máu, tiến gần đến giới trẻ hơn. Nhưng hoàng kim của “Never Hide” vẫn sẽ còn mãi, ít nhất trong tim những ai vẫn luôn dành tình yêu cho kính mắt Ray-Ban.

SAU NHIỀU THẬP KỶ THÌ KÍNH MẮT RAYBAN VẪN PHẢI CÓ CÚA THANH NIÊN ÂU - MỸ

Nếu như ở châu Á, bước ra phố bạn sẽ nhìn thấy Gentle Monster thì ở các nước Âu Mỹ - thương hiệu này là một sự lạc lõng, bởi thứ cơ bản nhất xuất hiện trên mọi outfit của thanh niên Âu Mỹ chính là một cặp kính Ray-Ban. Dù có hàng trăm nghìn những lựa chọn khác đến từ những thương hiệu đẳng cấp hơn, thế nhưng là Ray-Ban chứ không phải Tom Ford, Chanel hay Oliver People - mới là những cặp kính được yêu thích nhất, được đeo nhiều nhất và có sức sống mãnh liệt nhất qua nhiều thời kỳ, biến chuyển của làng thời trang. 

rayban-chinh-hang-au-myThế giới thời trang có xoay vần, thì Ray-Ban vẫn sẽ là một trong những cái tên có thể tồn tại một cách kiêu hãnh. 

Ray-Ban ở khắp mọi nơi, ở hang cùng ngõ hẻm, ngự trên gương mặt của một fashionista sành điệu cùng set đồ của Rick Owens, một doanh nhân thành đạt với bộ suit bespoke từ Saville Row, hay một sinh viên trẻ diện set đồ preppy khoẻ khoắn. Bạn có thể không có kính Moscott, cũng không cần một chiếc trench coat Burberry hay phải có một đôi giày Gucci, nhưng bạn bắt buộc phải có một chiếc Ray-Ban nếu bạn là một người yêu thời trang. Ray-Ban đơn giản là một phụ kiện “phải-có” của bất cứ ai quan tâm đến thế giới phù phiếm này, dù ở bất cứ độ tuổi nào và đến từ bất cứ đâu.

ray-ban-kinh-mat

Thế nhưng, ít ai biết, đã có lúc Ray-Ban suy sụp ngay trên thành trì tưởng chừng vững chắc nhất: thành công của chính mình.

“Trăng tròn lại khuyết. Nước đầy thì tràn”. Cực thịnh của Ray-Ban qua đi, ông trùm kính mát của nước Mỹ rơi vào tay của Luxottica – một thương hiệu được giới kinh doanh kính nể bởi sở hữu trong tay cái khôn của cáo, cái oai của hùm. Luxottica định hướng Ray-Ban lên đến phân khúc trung và thượng lưu, gửi gắm sản phẩm của thương hiệu này đến các cửa hàng cao cấp, điển hình như Neiman Marcus và Saks Fifth Avenue. Có thể nói, Luxottica đã giải bài toán nâng cấp Ray-Ban bằng cách quét sạch thị trường xưa cũ và thay đổi kênh phân phối.

Thương hiệu được nâng cấp đồng nghĩa với sự xoay chuyển giá trị cảm xúc. Ray-Ban không còn là món hời rẻ tiền tại các cửa hàng tiện dụng, để có nó, người mua phải sở hữu đôi chút “đẳng cấp” để ít nhất khi bước vào một cửa hàng cao cấp không chút ngượng nghịu sượng sùng. Cặp kính râm Ray-Ban bắt đầu trở thành một thứ hàng hiệu để mang đến ao ước khát khao.

Cũng từ năm 2000, thời kỳ phục hưng của Ray-Ban được khởi động cùng lúc với sự trở lại của thời trang vintage. Với tần suất tăng-dần-đều những người nổi tiếng nhan nhản trên phố với một cặp Ray-Ban choán khuôn mặt, giới mộ điệu vỡ lẽ ra rằng dòng Wayfarer và Clubmaster vẫn chưa hề lỗi thời. Giới trẻ cần nó như một tuyên ngôn về sự thức thời của bản thân.

Rất tinh tế, một số cải tiến đã được Ray-Ban áp dụng để mở rộng đối tượng khách hàng. Năm 2007, Wayfarer được Ray-Ban tái sinh, đồng thời mở rộng bảng màu. Thương hiệu này đã tiên phong trong lĩnh vực “cá nhân hóa” kính râm bằng nhiều phương thức, từ việc tạo nên kính mắt theo toa của các bác sĩ nhãn khoa cho đến tùy chỉnh kính bằng cách phối trộn các khung gọng, vật liệu và phong cách khác nhau từ 22.000 hoán vị. Trang Selfridges khẳng định rằng, những bước tiến này giúp Ray-Ban đạt doanh thu khoảng 231% so với năm 2006!

Không chỉ thế, thương hiệu này còn chú trọng đến những trải nghiệm tại cửa hàng. Với flagship store đầu tiên tại Soho vào 11/2015, Ray-Ban giữ vững vị thế dẫn đầu khi tích hợp các chương trình chiếu phim, trình diễn nghệ thuật hay triển lãm tại đây. Động thái này nhằm khẳng định Ray-Ban không chỉ là một cái tên, một thương hiệu, mà còn là một lịch sử, một phong cách sống. Sở hữu Ray-Ban là bạn đã chạm đến một giá trị văn hóa, không còn đơn thuần là món làm đẹp hay tránh nắng. Bên cạnh đó, một định lý cũng được chứng minh rõ ràng: chất lượng tuyệt vời và phong cách cổ điển luôn là nhất.

phong-cach-cung-kinh-mat-rayban

RAYBAN TẠI VIỆT NAM CÓ GÌ MỚI?

Sự du nhập của âm nhạc, điện ảnh ra khắp thế giới trong những năm 1960, đã đưa thương hiệu Ray-Ban vượt biên giới nước Mỹ, nhanh chóng trở thành “cơn sốt” ở khắp các thị trường Á lẫn Âu. Dưới thời thuộc địa của Mỹ, Việt Nam khi đó trở thành một điểm đến lý tưởng của những cặp kính tân thời này.

Những ai còn nhớ về “Hòn ngọc viễn đông” – tức Sài Gòn xưa, sẽ thấy Ray-Ban chẳng phải thứ chi xa lạ. Các quý cô rảo bước trên phố, tóc ngắn đánh bồng phồng cao, người mặc đầm dài, người mặc quần tây ống lửng, tay có thể không xách một chiếc giỏ chứ mặt thì không thể thiếu kính Ray-Ban. Cánh nam giới thì sơmi cắm thùng, thường là kính Ray-Ban kiểu Aviator hay Wayfarer, mặt không nhả tí cảm xúc nào.

Ray-Ban tựa như một mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh hoàn mỹ của thời trang Việt Nam khoảng 50 năm trước. Nó là yếu tố khiến chúng ta phải ngỡ ngàng thốt lên, ôi thôi, ông bà bố mẹ của chúng ta quả đã có một thời “chất chơi” không tưởng!

ray-ban-xu-huong-gioi-tre

Thế nhưng, cũng như bao thương hiệu khác, Ray-Ban cũng có thời kỳ khủng hoảng. Ở thập niên 90, thương hiệu kính này bị mất đi thế mạnh trên thị trường, doanh thu bắt đầu giảm dần cho đến năm 2001. Bausch + Lomb phải bán Rayban cho tập đoàn “quyền lực” nhất thị trường kính mắt – Luxottica. Tuy nhiên, sự “sang tay đổi chủ” này lại chính là bước thăng tiến, đưa tên tuổi Ray-Ban lên một tầm cao mới. Có điều, thị trường của Ray-Ban giờ đây bị chia 5 xẻ 7 bởi hàng loạt thương hiệu kính như Chanel, Dior, Gucci… và cho đến hiện tại thì còn có cả Gentle Monster. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến tầm ảnh hưởng của Ray-Ban tại Việt Nam.

rayban-tai-viet-nam

Salim là một "tín đồ" điển hình của Ray-Ban. Cô nàng sở hữu rất nhiều mẫu kính đến từ thương hiệu này. 

ray-ban-tai-viet-nam

Dù có bao nhiêu thương hiệu mới xuất hiện mỗi ngày, Ray-Ban vẫn luôn mang đến những hình ảnh cổ điển, cool và sành điệu rất riêng cho chủ nhân của nó. 

RAY-BAN VS GENTLE MONSTER

Liệu đây có phải là một sự so sánh khập khiễng?

Kỳ thực thì chẳng có mấy sự so sánh nào là hoàn hảo, nhưng nếu xem Gentle Monster, một “con quái vật” tham vọng của Á Đông với tuổi đời 5 năm, với thương hiệu đỉnh có 80 năm tuổi đời từ Hoa Kỳ thì cũng có chút duy lý.

Giới trẻ đang mê món nào hơn, Ray-Ban hay Gentle Monster?

Người ta thường bảo, “một cái lạ bằng cả tạ cái quen”. Gentle Monster có lợi thế không bàn cãi bởi kiểu dáng mới lạ, cách thức tiếp cận khách hàng rất độc đáo và hơn cả, nó song hành cùng làn sóng Hallyu. Đeo một cặp kính Gentle Monster được xem như tuyên ngôn “Tôi hợp thời”, “Tôi sành điệu” hay “Tôi dẫn đầu”.

Đó là giá trị về mặt xúc cảm, hãy để các con số lên tiếng. Từ năm 2014 đến nay doanh thu chủ yếu của Gentle Monster vẫn chỉ có Hàn Quốc và Trung Quốc, đến tận năm ngoái thì Gentle Monster mới thu lợi ở thị trường New York và Los Angeles. Tổng doanh thu cao nhất của thương hiệu này là 160 triệu USD.

ray-ban- gentle Monster

Đeo một cặp kính Gentle Monster được xem như tuyên ngôn "Tôi hợp thời", "Tôi sành điệu" hay "Tôi dẫn đầu".

Trong khi đó, theo thống kê của Forbes thì năm 2016, Luxottica (tổng công ty của Ray-Ban) thu về 7 tỷ 313 USD và có đến 77 triệu chiếc mắt kính được bán ra toàn cầu.

Thương hiệu xứ kim chi có những sáng tạo tuyệt vời về mẫu mã, đáp ứng được một số chi tiết thỏa mãn đối tượng Á Đông, nhưng điều này lại chưa đủ đối với những ai đặt chất lượng lên hàng đầu. Diễn giải như vậy không nhằm ý chê kính Gentle Monster “rởm”, mà chẳng qua kính Ray-Ban quá “xịn”!

Dù có cách tân đến cỡ nào thì vẫn luôn có 3 gạch đầu dòng xoay quanh một cặp kính Ray-Ban: tính năng chống nắng, chịu lực và bảo vệ nhãn quang khỏi khói bụi. Đây chính là 3 ưu điểm tuyệt đối, đặc biệt trong môi trường nước Việt Nam của chúng ta.

Qua gần 1 thế kỷ nghiên cứu và phát triển, kính Ray-Ban đã trải qua hàng loạt cải tiến về vật liệu và công nghệ như gọng kính bằng carbon fiber (2006), lenses phân cực (2006), gọng hợp kim titan siêu nhẹ và linh hoạt (2011)… Thương hiệu này được mệnh danh là “đẳng cấp mãi mãi” cũng bởi cách thức nâng cấp chất lượng trong khi vẫn duy trì hình ảnh cổ điển. Và bạn có biết rằng, mỗi cặp kính Ray-Ban được kiểm tra tới hai mươi lần trong suốt quá trình sản xuất và sau đó được dán giấy bảo hành chống lỗi?

Cầm trên tay cặp kính Ray-Ban cũng đồng nghĩa với việc bạn đang sở hữu một siêu phẩm công nghệ với mức giá không-thể-phải-chăng hơn.

ray-ban-chiem-linh-thi-truong

Có điều, bên cạnh đó, Ray-Ban vẫn kém miếng hơn Gentle-Monster ở khoản mẫu mã. Một số dòng kính của thương hiệu 80 năm tuổi này bị nhận xét là “outdated” (lỗi thời), chẳng hạn như dòng Shooter và Outdoorsman. Một số dòng kính khác với chất liệu nhựa lại khiến người dùng khó chịu vì mau cũ, dễ mất độ bóng.

Nhưng tất nhiên hoàn hảo chỉ là một khái niệm tương đối. Ray-Ban đã chứng tỏ được rằng “đẳng cấp là mãi mãi”. Đó mới là điều quan trọng.

Ray-ban-chinh-hang-Viet_long

Bạn đang đọc: Kính mát Rayban chưa bao giờ là lỗi mốt của tuổi trẻ


Nguồn: Theo tri thức trẻ và Kênh 14.vn

← Bài trước Bài sau →