CẬN THỊ LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP

CẬN THỊ LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP

Cận thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến nhất ở lứa tuổi học đường. Cận thị xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng thông thường đến từ yếu tố bẩm sinh - nghĩa là sinh ra đã mắc chứng cận thị và lý do thứ hai là bởi thói quen nhìn, sinh hoạt không đúng cách như tư thế ngồi, môi trường nhìn không đủ ánh sáng, sử dụng điện thoại, máy tính liên tục.... trong thời gian dài dẫn đến tình trạng mắc tật cận thị.

Mắt kính Việt Long đã có nhiều bài viết đề cập đến tật khúc xạ cận thị, bài viết này chủ yếu xoay quanh vấn đề cận thị ở lứa tuổi học sinh hay ngắn gọn hơn là cận thị học đường. Biểu hiện rõ ràng nhất của chứng cận thị là mắt bị giảm thị lực khi nhìn vật ở khoảng cách xa. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt và nhìn vật không thẳng hàng. Ở lứa tuổi học đường thì người mắc cận thị sẽ gây cản trở việc học dẫn đến kết quả học tập giảm sút.

Giải pháp dành cho lứa tuổi học sinh hiện nay khi mắc tật cận thị phổ biến nhất là sử dụng kính thuốc trong quá trình học tập và sinh hoạt. Thông thường thì mắt kính cận được các bậc phụ huynh sử dụng nhiều hơn so với phương pháp đeo kính áp tròng bời tính tiện lợi, chi phí thấp hơn và phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.

Hiện nay, với đội ngũ kỹ thuật viên khúc xạ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao có thể kiểm tra độ mắt nhanh chóng và dễ dàng hơn. Các bậc cha mẹ nên đưa con cái trong độ tuổi học đường đi khám mắt 6 tháng một lần để biết rõ thị lực của con.

Đối với gọng kính dành cho lứa tuổi học sinh nên chọn loại gọng chất liệu nhựa, dẻo và nhe cho phù hợp với môi trường học tập và hoạt động ngoài trời của học sinh. Vệ sinh kính mắt  hằng ngày để nhìn rõ và đảm bảo sức khỏe thị lực.

Bên cạnh việc đo khám mắt thường xuyên, bố mẹ nên hướng dẫn con cái cách nhìn, ngồi khoa học. Tư thế ngồi học và tầm nhìn rất quan trọng đến mắt. Cha mẹ cần chọn loại bàn học phù hợp với kích thước cơ thể của trẻ để tạo sự thoải mái cho cột sống, cổ, và khoảng cách với mắt từ 30-40cm là được. Không để trẻ ngồi quá gần hoặc quá xa so với mắt.

Cuộc sống hiện đại, bên cạnh việc, học nhiều gia đình vì quá bận nên để con tiếp xúc nhiều với điện thoại và ti vi. Đây là một trong những cảnh báo của các tổ chức y tế về lý do gây nên cận thị của lứa tuổi học đường. Lời khuyên là cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí ngoài chơi, thể thao hoặc các bộ  môn nghệ thuật để hạn chế việc sử dụng điện thoại.

Không chỉ có thói quen sinh hoạt hằng ngày cần được cải thiện mà trẻ cũng nên được áp dụng chế độ dinh dưỡng bổ sung vitamin A cho mắt. Thực phẩm nhiều dinh dưỡng được khuyên dùng để tăng thị lực như bơ, cà rốt, rau bina, cá hồi….

 


← Bài trước Bài sau →