CẬN BAO NHIÊU ĐỘ MỚI PHẢI ĐEO KÍNH?

CẬN BAO NHIÊU ĐỘ MỚI PHẢI ĐEO KÍNH?

Cận bao nhiêu độ thì phải đeo kính? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, nhất là đối với phụ huynh học sinh.

Chị N là nhân viên kiểm toán, do tính chất công việc thường xuyên phải ngồi máy tính và tập trung vào những con số. Đặc biệt những ngày cuối năm công việc rất nhiều, chỉ cảm thấy mắt nhìn mờ và khó chịu. Đi ra tiệm mua kính, người ta cho biết là chị bị cận -1.00 đi ốp. Chị cắt kính về đeo được vài ngày thì cảm thấy rất khó chịu, nhức đầu và mỏi mắt, nghĩ là mới đeo vài ngày sẽ quen, nhưng tới ngày thứ 5 tình trạng không hết mà còn thấy khó chịu hơn. Chị tìm đến 1 phòng khám chuyên khoa mắt, tại đây bác sĩ kiểm tra và xác định chị không bị cận, và không phải đeo kính cận nữa...


Hình minh hoạ

Do thời gian làm việc nhiều quá mắt chúng ta điều tiết, mà không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, sự điều tiết của mắt bị rối loạn, từ đây làm mắt mỏi, chính nguyên nhân này làm cho mắt bị cận giả trong thời gian ngắn, khi đó chỉ cần cho mắt nghỉ không sinh hoạt hay làm việc quá nhiều với mắt thì sẽ trở lại bình thường, và xoa nhẹ thường xuyên 2 phần sau đuôi của mắt sẽ làm mắt dễ chịu, như thế sẽ làm mắt hết mỏi.

Người có mắt bình thường, nghỉ ngơi không điều tiết, nhìn vật ở xa (khoảng 5 m và xa hơn) thì hình ảnh của vật đi qua các vùng trong suốt sau đó hội tụ trên võng mạc, tại điểm vàng mắt nhìn rõ vật, mắt tiến lại ngần vật không điều tiết, hình ảnh của vật sẽ rơi về phía sau võng mạc, khi này có sự điều tiết các cơ thể mi co lại, làm phồng thủy tinh thể dẫn đến công suất hội tụ tăng lên làm cho hình ảnh của vật từ sau trở vế đúng võng mạc, tại điểm vàng giúp mắt nhìn rõ vật, chính vì thế mà mắt luôn nhìn rõ vật ở gần cũng như ở xa trong phần hội tụ của mắt.

Đối với trường hợp bị cận, do trục nhãn cầu dài hơn, hay công xuất của giác mạc cao, thủy tinh thể cao nên đưa ảnh của vật về trước võng mạc, mắt không điều tiết chính vì thế nhìn vật bị mờ ở vị trí xa (trên 5m), vì thế cần chỉnh sao cho mắt nhìn rõ hơn, khi đó là sử dụng kính phân kỳ.

Có nhiều trường hợp cận thị giả, khi làm việc gần nhiều sự co quắp điều tiết làm phồng thủy tinh thế giúp mắt nhìn rõ ở cự ly gần nhiều, sau đó chưa hồi phục lại bình thường.

Còn ở trẻ em thuỷ tinh thể điều tiết nhiều hơn và tạo ra số đi ốp lớn lên đến 14 - 16 đi ốp, nhìn thời gian dài mắt không được nghỉ, dẫn đến co thề mi co quắp điều tiết không trả lại khi nhìn xa, đây cũng là  cận thị giả ở trẻ, nếu khám và đo khúc xạ không kỹ sẽ có kết qua làm kính đeo nhức mắt, lúc đầu thấy rõ dễ chịu sau đó thì mờ và khó chịu, đeo nhiều quen thành cận thật sự, những trường hợp như trên thì cần được nghỉ và chăm sóc sâu hơn sẽ trở lại như thường.

Trường hợp của trẻ, để phát hiện cận giả hay không cũng đơn giản, khi đi khám, các chuyên Đo khúc xạ sẽ cho nhỏ liệt điều tiết, sau 35-45 phút khám lại không sảy ra như trên, khi nhỏ thuốc sẽ bị mờ đi trong vòng 24 - 36 giờ, hết thời gian này mắt trở lại bình thường.


Hình minh hoạ

Ngoài ra không phải cứ bị cận là phải đeo kính, khi nào cận từ -1.00 diop trở lên thì đeo kính, nhưng không thường xuyên, còn cận ít hơn thì còn tùy vào thị lực của người đó đạt được mấy trên /10,  thị lực 6/10 thì cần có sự tư vấn của chuyên gia và đeo kính vào thời gian nào.
← Bài trước Bài sau →